RĂNG KHÔN MỌC LÊN CÓ LÀM XÔ LỆCH RĂNG CỬA HÀM DƯỚI HAY KHÔNG ?
Bài nghiên cứu này đánh giá tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến sự sắp xếp răng bao gồm: Răng khôn, thứ tự mọc răng, vị trí của răng hàm đối diện, tình trạng nha chu, kích thước răng, độ tuổi, giới tính, sự phát triển của xương hàm, mất sớm răng cối lớn, sai khớp cắn, chiều dài toàn bộ cung răng ngắn.
Dựa trên bài tổng quan giá trị:
“ Do wisdom teeth induce lower anterior teeth crowding? A systematic literature review “
Rūta Stanaitytė, Giedrė Trakinienė Albinas Gervickas
Stomatologija, Baltic Dental and Maxillofacial Journal, 2014, Vol. 16, No. 1
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24824055
Đầu tiên, bạn cần hiểu rằng hệ thống CƠ, XƯƠNG, RĂNG của tất cả chúng ta sẽ thay đổi theo thời gian để đáp ứng với môi trường, chế độ ăn và theo tuổi tác.
Những thay đổi đáng kể bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn thay răng sữa (Hệ răng hỗn hợp) và giai đoạn dây thì (Thời kỳ tăng trưởng).
Trong hơn một thế kỷ, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của răng khôn (răng số 8) đối với sự chen chúc ở răng cửa.
Năm 1971, gần 65% các bác sỹ cho rằng răng khôn chính là nguyên nhân gây ra tình trạng chen chúc răng cửa, do lực tác động khi răng này mọc lên đã dồn cung răng ngả ra trước. Vì vậy, họ tin rằng chỉ định nhổ răng khôn sớm sẽ ngăn xô lệch răng.
Bài nghiên cứu này đánh giá tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến sự sắp xếp răng bao gồm: Răng khôn, thứ tự mọc răng, vị trí của răng hàm đối diện, tình trạng nha chu, kích thước răng, độ tuổi, giới tính, sự phát triển của xương hàm, mất sớm răng cối lớn, sai khớp cắn, chiều dài toàn bộ cung răng ngắn.
KẾT LUẬN:
Răng khôn KHÔNG được xem là nguyên nhân gây ra tình trạng chen chúc răng cửa.
Những yếu tố ảnh hưởng chính đến sự sắp xếp răng bao gồm:
RĂNG:
1/ Kích thước răng bất thường
2/ Mất sớm răng vĩnh viễn
3/ Bất hài hoà kích thước răng / chiều dài cung răng
TÌNH TRẠNG NHA CHU:
- Tiêu xương do bệnh lý, vệ sinh răng miệng, theo độ tuổi
XƯƠNG:
1/ Sự phát triển của xương hàm: Khi hàm dưới bị kìm hãm bởi hàm trên, các răng cửa dưới sẽ cụp vào trong và xô lệch do thiếu chỗ.
2/ Tình trạng sai khớp cắn: vị trí răng cối đúng là một yếu tố giữ ổn định răng cửa
MÔ MỀM: mất cân bằng phức hợp cơ Môi - Má - Lưỡi
* Ngoài ra còn các yếu tố tác động khác như: vị trí của mầm răng vĩnh viễn, thời gian thay răng sữa, áp lực từ mô mềm, vị trí của răng hàm đối diện, giới tính (tỷ lệ chen chúc răng ở đàn ông ít hơn phụ nữ do cung răng dài và rộng hơn), chủng tộc, độ tuổi