Bài viết

Những điều cần lưu ý cho trẻ khi mang khí cụ chức năng FACEMASK

FACEMASK là một thiết bị gồm có cung kim loại với miếng đệm tựa trên trán và cằm, vị trí 2 miếng đệm này có thể điều chỉnh sao cho phù hợp và thoải mái cho từng bệnh nhân. Cung kim loại được nối với hàm gắn chặt trong miệng bởi thun cao su.


#FACEMASK được chỉ định điều trị ở những trẻ nhỏ trong độ tuổi 9-12 tuổi (nữ) và 11-14 tuổi (nam) khi hàm trên kém phát triển ra trước

Khuôn mặt thường có dạng lõm (móm), môi trên lùi sau so với môi dưới, cằm dài, gò má thấp, đây là những biểu hiện đặc trưng của sai lệch xương loại 3.


Hướng dẫn mang Facemask:

- Bé có thể cảm thấy khó chịu lúc ban đầu khi mang Facemask, đây là điều bình thường. Điều này chỉ là tạm thời và sẽ giảm dần khi mang thường xuyên. Có thể giảm thời gian mang lúc đầu để bé dễ thích nghi. 

- Thời gian mang Facemask tối thiểu là 12 giờ mỗi ngày. 

- Nếu mang ít hơn 12 giờ mỗi ngày. Răng và xương hàm sẽ không di chuyển hiệu quả và thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn dự kiến. 

- Thời điểm mang bắt buộc là trong suốt thời gian ngủ buổi tối. 


Cách làm sạch:

- Có thể làm sạch Facemask bằng khăn ẩm hoặc các loại giấy ướt có cồn. 

- Các miếng đệm trán và cằm có thể thay mới khi bị cũ hoặc hỏng trong quá trình mang. 

- Chải sạch khí cụ cố định trong miệng với bàn chải thông thường, kết hợp tăm nước và nước súc miệng sát khuẩn (loại không cồn, khi có chỉ định của BS).


Lưu ý:

1/ Không cho bé mang Facemask khi chơi đùa, chơi thể thao hoặc các vận động mạnh. 

2/ Luôn mang theo Facemask trong các lần hẹn tái khám để Bác sỹ có thể kiểm tra độ khít sát và điều chỉnh nếu cần thiết.

3/ Hãy báo cho phòng khám khi bé sắp hết thun cao su.